MỞ QUÁN CÀ PHÊ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Kinh doanh quán đồ uống, quán cà phê vẫn đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp, nhưng muốn thành công phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì? Cùng  VIC Coffee tìm hiểu để bạn có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho việc khởi nghiệp kinh doanh.

Mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì?

1. Xác định vốn và mục tiêu kinh doanh

  • Xác định số vốn bạn có cho việc mở quán cà phê là bao nhiêu? Trong đó cần xác định rõ vốn cố định và vốn lưu động, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khởi đầu và phát triển của quán.
  • Xác định chi phí cố định và chi phí duy trì hoạt động theo lượng vốn:

+ Chi phí cố định: tiền đặt cọc và thuê mặt bằng đợt 1, tiền thi công, trang trí quán, tiền dụng cụ, bàn ghế…

+ Chi phí duy trì: tiền thuê nhân công, tiền nguyên liệu, tiền điện nước, tiền pháp lý, tiền chi cho quảng cáo, khuyến mại…

  • Xác định mục tiêu kinh doanh: Không có mục tiêu kinh doanh thì quá trình hoạt động sẽ dễ bị “lạc”, cũng như quán có thể rơi vào tình trạng lỗ.

Bạn cần đặt ra cho mình những mục tiêu như trong 3 tháng đầu cần đạt được điều gì. Ví dụ như doanh số đạt 50 triệu/tháng, mục tiêu 1 năm – 2 năm… Tuy nhiên cần phải đặt ra những mục tiêu hợp lý, phù hợp với tiềm lực và thị trường, không phải là những mục tiêu viển vông.

2. Chọn địa điểm mở quán, thiết kế không gian quán cà phê

  • Trước đó, bạn cần xác định mô hình quán cà phê phù hợp và đi theo định hướng của bạn: mở quán cà phê thường, mở quán cà phê take-away,mở quán cà phê sân vườn hay quán cà phê nhượng quyền…?
  • Đối tượng khách hàng chính của quán là ai? Họ yêu thích phong cách nào, điều gì làm họ thấy ấn tượng?
  • Số vốn bạn có thể bỏ ra cho địa điểm, mặt bằng và thiết kế?

Từ đó, bạn sẽ xác định được địa điểm mở quán và thiết kế không gian quán với phong cách phù hợp.

Chi phí mở quán cà phê
Hình thức quán một phần quyết định đến địa điểm và phong cách quán

Nếu bạn dự định mở quán cà phê lớn cần cố định địa điểm thì nên chọn lựa thật kĩ lưỡng. Ví dụ như quán cà phê sân vườn, cần chọn địa điểm có không gian thoáng đãng, diện tích lớn, tốt nhất là không gần đường lớn để tránh khói bụi và tiếng ồn… Phong cách thiết kế chủ đạo là hướng đến sự tự nhiên, không gian thoáng mát, nhiều cây xanh… Còn quán cà phê dành cho giới trẻ thì có thể chọn những địa điểm gần các trường đại học, phong cách đa dạng từ hiện đại, trẻ trung đến vintage, hoài cổ…

3. Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, phục vụ

Để mở quán cà phê thì cần mua những thiết bị, vật dụng gì chắc hẳn luôn là nỗi trăn trở của những người chủ quán. Tuỳ thuộc vào quy mô và menu của quán, bạn có thể chuẩn bị theo những nhóm sau:

  • Nhóm Đồ gỗ, Quầy bar, Inox
  • Nhóm Mạng, camera, hút mùi, âm thanh
  • Nhóm Máy móc – Thiết bị, dụng cụ pha chế
Một chiếc máy pha cà phê không thể thiếu trong bất kỳ quán cà phê chuyên nghiệp nào

+ Dụng cụ pha chế đồ: Ca đánh sữa, bình lắc pha chế, đồ bào…

+ Vật dụng phụ: dụng cụ đánh bọt, que khuấy, đồ lọc, bình lắc, bình đong rượu phin pha cà phê…

  • Nhóm vật dụng phục vụ: Cốc, chén, đĩa, ly; Khay bưng đồ; Giá treo; Giấy ăn; Menu; Túi đường nhỏ pha trà, Cà phê…
  • Nhóm Dụng cụ vệ sinh quán: Máy hút khói; Máy khử mùi; Thùng rác; Khăn lau…
  • Nhóm vật dụng nội thất, trang trí. Nhóm này rất rộng tuỳ thuộc vào phong cách mỗi quán là khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là list những đồ nội thất cơ bản bạn cần lựa chọn: Quầy pha chế; Tủ trưng bày; Tủ lạnh; Bàn ghế (số lượng tùy theo mô hình cà phê); Biển hiệu; Đèn led; Đèn tạo hiệu ứng; Vật dụng phụ (tùy mô hình): lọ hoa, kệ sách, đèn đốt nến, tranh ảnh, đồng hồ, chuông gió…
  • Nhóm Vật dụng cho nhân viên: Đồng phục; Tạp dề; Bảng tên…
  • Nhóm sản phẩm, phần mềm quản lý quán: Két đựng tiền; Máy bán hàng; Máy order; Máy quẹt thẻ…
  • Khác

Xem thêm: VIC Coffee cà phê nguyên chất hái chín

4. Xây dựng đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên khi mở quán cà phê cũng tuỳ thuộc vào quy mô của quán và chi phí nhân sự mà bạn có thể bỏ ra. Nếu quán của bạn ở quy mô nhỏ, bạn có thể là người chịu trách nhiệm chính cho việc pha chế và quản lý chất lượng. Nếu quy mô lớn hơn, bạn có thể thuê một đội ngũ nhân viên pha chế và phục vụ, bạn chỉ là người điều hành và quản lý.

Những nhân viên phục vụ trong quán không những cần biết tư vấn, bán hàng mà phải có tác phong phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và niềm nở. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng khiến khách hàng có thể quay lại quán bạn thường xuyên.

Cà Phê Nguyên Chất - Hướng Dẫn Tìm Loại Cà Phê Có Hương Vị Ngon Nhất
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp góp phần quan trọng làm nên thành công

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý huấn luyện chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên tạo sự phối hợp ăn ý giữa nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân khẳng định sự chuyên nghiệp với khách hàng. Để đạt được những điều trên, bạn cũng cần chăm sóc nhân viên thật tốt, trả lương xứng đáng và là người truyền cảm hứng cho nhân viên.

5. Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả 

Dù quán có quy mô nhỏ hay lớn, bạn cũng cần xây dựng quy trình quản lý hiệu quả. Từ quy trình quản lý kho, nhập hàng, quy trình chăm sóc khách hàng, quản lý nhân viên đến quy trình bán hàng kiểm kê, bán hàng… đều phải rõ ràng và hợp lý.

6. Xây dựng thương hiệu cho quán cafe

Nếu bạn xác định quán cafe có thương hiệu nhất định về lâu về dài thì cần một hệ thống giúp nhận diện và xây dựng thương cho quán.

Hệ thống này cơ bản bao gồm tên quán, logo, menu, bao bì…

Bạn cũng có thể tiếp thị bằng các kênh truyền thống hoặc các kênh truyền thống xã hội như Facebook Fanpage, Tik Tok, Youtube… Trong thời gian đầu có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi hay một số cách thức quảng bá quanh khu vực như phát tờ rơi, đặt booth dùng thử… để thu hút khách hàng. Lưu ý, việc tiếp thị phải đi đôi với chất lượng sản phẩm và phục vụ thì mới đem lại hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu cho quán cafe

Mở quán cà phê cùng VIC Coffee

Trên đây là những chia sẻ khi mở quán cafe cần chuẩn bị những gì được đội ngũ chuyên gia VIC Coffee tư vấn dựa theo kinh nghiệm set-up và làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống.

Mở một quán cafe dù quy mô nhỏ hay lớn đều cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có nhiều kiến thức trong việc khởi nghiệp quán cafe, bạn nên tìm những người dẫn dắt và định hướng.

Trên đây là những vật dụng cần thiết khi mở quán cà phê các bạn không thể bỏ qua. 3 yếu tố quyết định làm nên sự thành công khi mở quán cà phê là chất lượng đồ uống – không gian – phục vụ, do đó lựa chọn những thiết bị cho quán thật sự rất quan trọng. Bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng list danh sách các vật dụng cần thiết hoặc có thể kết nối với VIC Coffee để được tư vấn từ A-Z, chúng tôi sẽ cùng bạn chuẩn bị chỉn chu nhất cho quán cà phê của bạn.

Hi vọng bạn sẽ sớm thành công với hướng đi mà mình đã lựa chọn!

Lợi ích cà phê mang lại trong cuộc sống!

Cà phê không chỉ đơn thuần là loại thức uống giải khát nữa mà cà phê còn giúp người uống tỉnh táo, thư giãn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc các căn bệnh về huyết áp, tiểu đường, hen suyễn,… . Đối với người Phương Tây, họ uống cà phê vào những khi mệt mỏi, cần tỉnh táo để giải quyết công việc. Còn đối với người Việt có thể uống vào bất kỳ thời gian nào, cà phê là món uống tinh thần, kết nối mọi người gần với nhau hơn.

Cà phê là thứ thức uống làm cho người ta say đắm, chắc có lẽ, bởi những khoảnh khắc mỗi khi chờ cà phê rời khỏi phin từng giọt và rơi xuống ly làm cho người ta cảm nhận được giá trị của sự chờ đợi. Đợi chờ thưởng thức ly cà phê thơm ngon như đợi chờ người con gái mà ta yêu, vừa đắng nhưng lại vừa ngọt ngào. Suốt từng ấy năm, người Việt vẫn thường hay gọi nhau những lời mời tâm tình “đi cà phê”, “đi cà phê” để chúng ta cùng chuyện trò đôi ba câu tình bằng hữu. Dù văn hóa thưởng thức cà phê có nhiều thay đổi nhưng vẫn luôn là thức uống trong lòng các tín đồ cà phê Việt.

Nét đẹp cà phê thời xưa:
Vào những năm 1990, cà phê cóc trở thành biểu tượng đặc trưng tại Việt Nam. Cà phê cóc không mang tên bảng hiệu hay đèn đuốc màu mè, cũng không có phòng ốc đẹp đẽ sang trọng. Cà phê cóc chỉ đơn giản với vài chiếc ghế được xếp ngẫu nhiên trên vỉa hè, dưới những gốc cây mát. Ra ngoài phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô bác, anh chị ngồi xúm lại đọc báo hay say sưa tán dóc với nhau, trên tay hay trên bàn của mỗi người là những ly cà phê.

Người Hà thành có gu cà phê pha phin đậm đặc, cà phê ngon phải là những ly cà phê pha trong phin được vặn chặt, đổ nước sôi vào từ từ để cà phê được ngấm đều. Người Hà Nội thường dành cho những ly cà phê với tên thân thương như “đen”, “nâu”. Cà phê sữa đá thì gọi là “nâu đá”, còn cà phê đá gọi là “đen đá”.
Đối với người Sài thành, cách pha cà phê khác hơn, thay vì pha phin như ở Hà Nội, người Sài Gòn dùng một chiếc vợt nhỏ để pha, nôm na mình thường hay gọi đó là pha cà phê vợt. Để pha cà phê, người ta cho cà phê vào trong vợt rồi sau đó cho vào ấm bằng đất nung, chế nước sôi vào khoảng chừng mươi phút sau lại chuyển cà phê từ ấm đất nung sang ấm bằng nhôm rồi bắt lên bếp trước khi rót cho khách. Ngày nay, cà phê vợt không còn có nhiều nữa, nhưng bạn vẫn có thể tìm được số ít ỏi những quán cà phê “hoài cổ” tại Sài Gòn còn pha cà phê theo cách này.

2. Nét đẹp cà phê thời nay:
Tới đầu những năm 2000, các mô hình kinh doanh cà phê dần thay đổi. Những cà phê cóc không còn nằm ở vị trí số 1, thay vào đó nhường cho những mô hình cà phê khác. Trong đó, cà phê xe đẩy (take away) được xem là hình thức cải tiến của cà phê cóc. Ngày nay, người ta dần ưa chuộng hơn với những quán cà phê có wifi, âm nhạc và đầu tư nhiều hơn về không gian quán. Mô hình quán cà phê ngày càng đa dạng được ra đời như: cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê văn phòng,… . Người Việt dần thay đổi nét văn hóa cà phê mới, mọi người có thể ngồi hàng giờ không chỉ để thưởng thức ly cà phê mà còn tận hưởng không gian quán. Và thậm chí, khẩu vị cà phê cũng thay đổi khi mọi người bắt đầu có nhu cầu cao hơn về kỹ thuật pha cà phê. Một ly cà phê không chỉ ngon về vị mà còn phải đẹp về hình thức. Văn hóa cà phê người Việt ngày nay thay đổi là văn hóa thưởng thức cả vị giác lẫn thị giác.

Quan trọng hơn, khi cà phê trở thành thức uống phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới thì cũng là lúc thời cơ kinh doanh cà phê vẫn chưa “hạ nhiệt”.

Những yếu tố căn bản để kinh doanh quán cà phê !

  1. Mô hình kinh doanh – phong cách quán

Nếu là người mới bắt đầu kinh doanh quán cafe thì chúng tôi khuyên bạn chỉ nên mở quán vừa và nhỏ. Vì khi mở quán vừa và nhỏ bạn sẽ học được rất nhiều thứ từ kinh nghiệm quản lý, cách hoạt động quán cafe. Đến cách quản lý nhân viên sao cho hiệu quả nhất. Từ đó, mô hình kinh doanh quán cafe của mình lên chắc chắn bạn sẽ thành công. Hãy xác định số vốn mình định đầu tư để mở quán cafe là bao nhiêu để có kế hoạch thuê địa điểm, thiết kế và trang trí quán cafe,… Sao cho phù hợp nhất với số vốn nhất nhé !

Xác định mô hình kinh doanh quán

Sau khi xác định số vốn, có kế hoạch chi tiêu và kinh doanh cụ thể. Thì tiếp theo bạn cần xác định địa điểm mình muốn mở quán cafe. Điều này rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách hàng sẽ ghé thăm quán cafe của bạn. Nếu bạn mở một quán cafe với mô hình to, hoành tráng nhưng địa điểm lại đặt ở những nơi ít người qua lại thì rất khó khăn cho việc kinh doanh. Nhưng nếu bạn mở một quán cafe, vừa, không sang trọng cho lắm. Mà đặt tại những nơi có nhiều khách hàng VIP thì cũng rất khó để có thể thu hút khách hàng.  Vì vậy hãy xác định đúng mô hình kinh doanh và địa điểm mở quán phù hợp. Để kinh doanh đạt hiệu quả cao và thành công!

Thiết kế và trang trí quán cafe phù hợp với đối tượng khách hàng

2. Xác định mục tiêu khách hàng và “set up” cho quán

Sau khi xác định mô hình, bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mình muốn hướng tới để mở quán cho phù hợp. Nếu mục tiêu của bạn là những khách hàng có tiền. Thì bạn cần đầu tư không gian quán cafe, sang trọng, thực đơn cũng phải thiết kế rất tỉ mỉ. Và phong cách phục vụ cũng phải chuyên nghiệp. Nếu mục tiêu của bạn là những khách hàng phổ thông như: sinh viên, người làm công ăn lương…. Thì mình không cần quá quan trọng vào việc đầu tư không gian cho quán. Mà bạn nên đầu tư vào việc thiết kế các thực đơn làm sao vừa ngon và phù hợp với túi tiền của thực khách. Ngày nay, khách hàng đến quán cafe không chỉ để thưởng thức cafe, thức uống đơn thuần. Mà họ còn đến để nghỉ ngơi, thư giãn, làm việc,… Vì vậy, bạn cần trang trí và thiết kế quán cafe sao cho độc đáo, ấn tượng để thu hút khách hàng đến quán mình. Điều quan trọng hơn cả là bạn cần phải trang trí và thiết kế quán cafe phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình nhé!  

3. Quảng cáo (marketing) cho quán

Sau khi bạn đã làm xong phần set up quán cafe. Bạn cần tập trung tiếp theo vào việc quảng bá quán cafe, thương hiệu của quán cafe cho càng nhiều người biết càng tốt. Có rất nhiều cách để bạn làm maketing quán cafe nhưng cách đơn giản và hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất và thông tin lại được lưu trữ lâu nhất. Đó là quảng bá quán cafe, của bạn qua mạng Internet. Bạn có thể vào các diễn đàn để quảng bá hoặc xây dựng cho mình những trang từ các mạng xã hội. Làm tốt điều này sẽ có rất nhiều khách hàng ghé thăm quán bạn thường xuyên.  

cốt lõi quán cà phê thì cà phê phải ngon

4. Giải pháp phát triển quán – Chú ý vào chất lượng đồ uống và phục vụ

Việc giữ chân những khách hàng cũ là điều vô cùng quan trọng. Bạn nên làm với phương châm :”Mong một người tới nhiều lần còn hơn nhiều người tới một lần”. Vì vậy, bạn cần chú trọng vào chất lượng đồ uống sao cho vừa ngon, lạ và an toàn nhé! Như vậy, khách hàng sẽ đến quán bạn nhiều hơn đấy! Ngoài ra, thái độ phục vụ của nhân viên cũng rất quan trọng đến việc kinh doanh của quán. Nếu nhân viên phục vụ tận tâm, nhiệt tình, thân thiện và tôn trọng  thì khách hàng sẽ rất hài lòng. Và họ sẽ đến rất nhiều lần sau đó. Vì vậy, hãy chú trọng vào khâu đào tạo nhân viên phục vụ để có được đội ngũ nhân viên tốt nhất nhé! 

Nếu như bạn xây dựng được quán của mình hài hòa về mọi mặt, từ giá cả, phong cách phục vụ, thực đơn hấp dẫn….. Thì chắc chắn bạn sẽ phát triển tốt quán cafe của mình. Cho dù đó là thời kỳ khủng hoảng của nên kinh tế đi chăng nữa.

BẠN ĐANG MUỐN MỞ QUÁN CÀ PHÊ NHƯNG CHƯA BIẾT PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? HÃY THAM KHẢO QUA BÀI VIẾT NÀY NHÉ!

1 Lên ý tưởng cho quán cafe

Lên ý tưởng cho quan cafe là một việc hết sức quan trọng. Ý tưởng của quán cafe cần phải dựa trên từ đối tượng khách hàng hướng tới và số vốn đầu tư mà chủ quán sở hữu. Lên ý tưởng quán cafe sẽ giúp bạn định hình được quy mô, phong cách thiết kế và menu cho quán.

2 Chọn mô hình mở quán cafe

2.1 Mở mô hình quán cafe bình dân

Quán cafe bình dân thường có phân khúc khách hàng là những người lao động đại trà, bởi vậy mà những quán cafe này thường đặt tại các vị trí mặt đường, vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại. Mọi người đến quán cafe bình dân chủ yếu với mục đích giải khát, đến và đi rất nhanh.

2.2 Mở mô hình quán cafe ăn sáng

Mô hình quán cafe ăn sáng hướng tới các đối tượng như dân văn phòng, học sinh, sinh viên,… trong đó, dân văn phòng là đối tượng tiềm năng nhất bởi có khả năng chi trả cao và thường xuyên. Quán cafe kết hợp ăn sáng mang lại nhiều tiện ích, đặc biệt với những người có thói quen ăn vội, uống vội để kịp đi làm.

2.3 Mở mô hình quán cafe cóc

Với kinh nghiệm mở quán cafe của nhiều người thì quán cafe cóc là loại hình kinh doanh đơn giản và dễ đầu tư nhất. Ở các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn, Hà Nội chúng ta không còn quá xa lạ với hình ảnh các quán cafe vỉa hè, mặt bằng nhỏ, mộc mạc, đơn sơ. Khách hàng của cafe cóc hướng đến mọi người, không phân biệt tầng lớp. Cafe cóc không sang trọng nhưng mang đậm dấu ấn riêng biệt.

2.4 Mở mô hình quán cafe sân vườn

Điểm khác biệt của cafe vườn chính là không gian xanh, trong lành, thoáng mát. Bởi vậy mà mặt bằng của một quán cafe sân vườn cần phải rộng, thoáng khí. Việc xây dựng một quán cafe vườn không hề đơn giản, đòi hỏi vốn đầu tư cao cùng nhiều công đoạn khác nhau. Đối tượng khách hàng của cafe vườn cũng khá “kén”, tập trung vào những người có thu nhập khá cao và ổn định.

2.5 Mở mô hình quán cafe bóng đá

Ngày nay, các giải bóng đá thường diễn ra quanh năm, bởi vậy nên kinh doanh quán cafe bóng đá là một ý tưởng thông minh. Tập khách hàng của các quán cafe bóng đá thường rất dễ xác định, thường là nam giới yêu bóng đá, chủ yếu là sinh viên, công nhân, nhân viên công sở.

2.6 Mở mô hình quán cafe sinh viên

Sinh viên thường là đối tượng có thu nhập không cao nhưng có tần suất tụ tập thường xuyên. Vì vậy, khi mở quán cafe sinh viên cần quan tâm đến thiết kế nội thất trẻ trung, mới lạ và menu hợp khẩu vị giới trẻ.

2.7 Mở mô hình quán cafe take away

Khách hàng mà mô hình cafe take away hướng tới là học sinh, sinh viên, công chức, nhân viên văn phòng,… nên đặt quán ở những vị trí gần trường học, công sở sẽ tốt hơn cho quá trình kinh doanh. Sở dĩ mô hình quán cafe take away được ưa chuộng là do vốn đầu tư không quá cao, tập khách hàng lớn và doanh thu hiệu quả.

2. Bảng dự trù kinh phí mở quán cà phê

2.1 Chi phí thuê mặt bằng

Mặt bằng thường được các quán cafe lựa chọn nhất là mặt đường, gần trường học, công sở,… Trước khi quyết định thuê mặt bằng, cần xem xét mặt bằng ấy có thuận lợi cho việc buôn bán không, chi phí xây dựng sửa chữa mặt bằng có lớn không, an ninh khu vực có đảm bảo không và nhu cầu sử dụng của bạn như thế nào. Với mỗi mô hình kinh doanh quán cafe lại cần một diện tích mặt bằng khác nhau. Nếu bạn muốn kinh doanh quán cafe take away, cafe cóc, cafe bình dân thì diện tích mặt bằng khoảng từ 15 – 25 mét vuông. Nhưng nếu bạn lựa chọn mô hình cafe bóng đá, cafe vườn sẽ cần diện tích mặt bằng lớn hơn rất nhiều. Chi phí mặt bằng phụ thuộc vào vị trí và diện tích sử dụng của mặt bằng ấy.

2.2 Chi phí trang trí và thiết kế

“Ngoại hình” chính là yếu tố ăn điểm cho quán của bạn. Không thể thống kê chính xác xem chi phí trang trí và thiết kế sẽ mất bao nhiêu, nó phụ thuộc vào diện tích quán và cách thực bạn trang trí như thế nào. Có thể kể đến một số chi phí như: bàn ghế, biển hiệu, hệ thống âm thanh/ánh sáng, decor trang trí, chi phí thuê công ty thiết kế,…

2.3 Chi phí thuê nhân viên

Khi mở quán cafe nhỏ thông thường sẽ có từ 2-3 nhân viên phục vụ và pha chế. Lương của nhân viên pha chế thường sẽ cao hơn lương của nhân viên phục vụ. Trước khi thuê nhân viên, bạn nên thỏa thuận mức lương hợp lý.

2.4 Chi phí nguyên liệu, thức uống, dụng cụ

Nguyên vật liệu tốt, đảm bảo sẽ làm nên hương vị ngon miệng cho đồ uống của bạn.Bên cạnh đó, bạn còn phải trang bị cho quán của mình các dụng cụ, máy móc pha chế như máy sinh tố, máy pha cafe espresso chuyên nghiệp, máy ép hoa quả, tủ lạnh,…

2.5 Chi phí marketing

Tùy vào mỗi hình thức quảng cáo mà chi phí cũng khác nhau. Hiện nay, hình thức marketing online rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, nó khá phức tạp, phải nhờ đến các công ty chuyên về marketing, song lại mang đến hiệu quả rất cao.

2.6 Kinh phí mở các mô hình quán cafe điển hình

Chi phí mở quán cafe bình dân: Ước tính để có thể mở và duy trì quán cafe bình dân trong những tháng đầu tiên, bạn cần khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Chi phí này gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế và trang trí, chi phí nguyên vật liệu, chi phí pháp lý và chi phí duy trì quán. Nếu việc kinh doanh phát triển thuận lợi, rất nhanh chóng, bạn có thể thu hồi vốn đầu tư.

Chi phí mở quán cà phê nhỏ : Chỉ với chưa đến 100 triệu đồng là bạn có thể mở một quán cafe nhỏ để kinh doanh. Tùy thuộc vào kết quả kinh doanh mà bạn có thể trang bị thêm máy móc, thiết bị, trang hoàng lại quán của mình,…

Chi phí mở quán cafe sân vườn: Để mở một quán cafe sân vườn, bạn cần chuẩn bị khoảng 500 triệu đồng mới có thể duy trì hoạt động kinh doanh những tháng đầu.

Chi phí mở quán cà phê take away: Bạn cần chuẩn bị khoảng 200- 250 triệu đồng

Chi phí mở quán cafe sách: chi phí cần thiết mở một quán cafe sách là 200 – 250 triệu đồng

Chi phí mở quán cà phê bóng đá:  khoảng từ 150 – 200 triệu đồng.

3. Tìm và lựa chọn mặt bằng mở quán cafe

3.1. Diện tích

Đây là điều có lẽ bất cứ một chủ quán cafe nào cũng không thể bỏ qua. Mỗi một mô hình quán cafe lại có yêu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Mặt bằng của một quán cafe sân vườn cần phải rộng, thoáng khí. Trung bình, diện tích một quán cafe sân vườn khoảng 50 – 100 mét vuông. Mặt bằng của các quán cafe take away thường tại các vị trí mặt đường, vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại có diện tích khoảng 15 – 25 mét vuông.

3.2. Chỗ để xe

Khi mở quán cafe Cho dù là quán nhỏ cũng cần có chỗ để xe. Mặt bằng bạn thuê có sẵn chỗ để xe thì rất tốt, nếu không hãy bố trí khu vực để xe gần đó với an ninh đảm bảo, điều này sẽ khiến khách hàng an tâm hơn khi vào mua hay ngồi lại thưởng thức cafe trong quán của bạn.

3.3. Có khách hàng mục tiêu ở đó không?

Như đã nói, khách hàng chính là yếu tố tiên quyết quyết định ý tưởng quán cafe và mặt bằng quán cafe. Khách hàng mục tiêu của bạn là học sinh, sinh viên thì quán của bạn nên đặt gần trường học. Khách hàng của bạn là công nhân, những người lao động với mức lương trung bình thì vị trí quán nên gần công xưởng, nhà máy. Hay các quán cafe vườn, cafe sách hướng tới khách hàng thích sự yên tĩnh, thoải mái thì nên chọn khu vực thoáng đãng.

3.4. Mật độ xe lưu thông

Mật độ phương tiện lưu thông là tiêu chí phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng của quán bạn. Các quán cafe take away, cafe bình dân, nhỏ, … thường thích đặt tại vị trí có nhiều người qua lại, như vậy, số lượng khách ghé quán sẽ đông hơn. Ngược lại, các quán cafe sách, cafe vườn lại không chú trọng điều này bởi cần một không gian sự thanh tịnh, yên ả.

3.5. Giá tiền

Bất kỳ chủ quán nào cũng quan tâm đến giá tiền mặt bằng. Hãy tham khảo và tìm hiểu kĩ giá mặt bằng khu vực xung quanh để cân nhắc và tránh bị ép giá khi thuê.

4. Thiết kế không gian quán cafe

4.1 Tự thiết kế không gian quán cafe

Khi bắt đầu mở quán cà phê, cần có rất nhiều khoản chi phí mà bạn muốn tiết kiệm, một trong số đó là chi phí thiết kế không gian quán cafe. Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế không gian quán cafe từ việc lên ý tưởng, tham khảo các bản vẽ trên internet.Tuy nhiên, việc tự thiết kế và bố trí không gian quán cafe không hề dễ dàng, với những người chưa làm bao giờ, làm sao để có một thiết kế vừa đẹp mắt, độc đáo nhưng lại khoa học là điều hết sức khó khăn.

4.2 Thuê đơn vị chuyên setup quán cafe

Đây là cách làm được rất nhiều chủ cửa hàng cafe lựa chọn. Tuy thêm chi phí thuê đơn vị chuyên nghiệp setup nhưng hiệu quả lại cao hơn nhiều, có thể sử dụng ổn định không gian đó trong khoảng thời gian dài. Đa phần người thiết kế đều có chuyên môn bài bản, biết vị trí như thế nào, công năng của từng loại bàn ghế ra sao, với việc nắm vững các kiến thức như vậy thì họ sẽ dễ dàng làm chủ bản vẽ thiết kế hơn.

5. Lên menu đồ uống

Để tạo cho menu đồ uống của bạn hương vị ngon miệng và độc đáo, riêng biệt nhất, tốt nhất nên để bartender có chuyên môn xây dựng menu.

6. Lên danh sách trang thiết bị pha chế và nguyên liệu, dụng cụ

Khi mở quán cafe, việc lên danh sách thiết bị pha chế và dụng cụ cần thiết là vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và hạn chế được các khoản phát sinh không cần thiết.

7. Mua sắm trang thiết bị nội thất cho quán cafe

Tùy vào phong cách quán cafe mà bạn lựa chọn nội thất quán cho phù hợp. Một quán cafe không thể thiếu các nội thất sau: tủ trưng bày, bàn ghế, hệ thống ánh sáng/âm thanh, điều hòa, lọ hoa, kệ sách, decor trang trí, …

8. Tuyển dụng nhân viên

Việc kinh doanh quán cafe có thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ phục vụ của nhân viên. Nhân viên phục vụ quán cần tạo ấn tượng dễ chịu, luôn thái độ nhiệt tình, niềm nở.

Nhân viên pha chế cần phải có kĩ năng, kiến thức về các loại đồ uống, tay nghề cao, vị giác tốt, có óc thẩm mỹ và kinh nghiệm làm việc.

Nếu quán bạn thuê nhân viên bảo vệ thì cần những người khỏe mạnh, thật thà trung thực, nhiệt tình và thân thiện.

9. Các hoạt động marketing cho quán cafe

Quan tâm đến các hoạt động marketing sẽ giúp quán cafe của bạn tăng độ phủ sóng, thu hút sự chú ý của mọi người, với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc đầu tư cho marketing là vô cùng cần thiết. Có rất nhiều hình thức marketing ngày nay mà các bạn có thể lựa chọn như phát tờ rơi; quảng cáo trên facebook, google; sử dụng card visit và thẻ thành viên; Poster, Standee, bảng hiệu, băng rôn quảng cáo; thường xuyên khuyến mãi đồ uống; … Quan trọng hơn cả vẫn là cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất.

Trên đây là kinh nghiệm mở quán cafe mà chúng tôi chia sẻ với các bạn. Thay vì mò mẫm tìm kiếm hướng đi thích hợp cho quán cafe của các bạn. chúc bạn thành công ! còn việc chất lượng và duy trì chất lượng của cà phê hãy để chúng tôi lo.

Chúng tôi Chuyên Cung Cấp Cà Phê ROBUSTA Chất Lượng Cao

Chúng tôi có các loại cà phê rang mộc cao cấp

Arabica ( Cầu Đất )

Robusta ( Honey )

Robusta ( Natural )

vic coffee ( pha máy . Pha phin , chất lượng cao )

Cà phê VIC coffee được lựa chọn từ trái cà phê chín tươi ngon nhất, lên men tự nhiên, phơi trên giàn phơi, cùng quy trình rang mộc tự nhiên. Giữ lại hương vị của cà phê nguyên bản, chứa đầy đủ làm lượng các chất có lợi cho sức khỏe. Dùng được cho người ăn chay thuần.

👉 VIC coffee ( cà phê farm hái chín )