Tráng nước sôi phin pha và ly cà phê. Việc này làm cho các dụng cụ nóng đều sẽ cho ly cà phê ngon hơn.
Tiếp đó, bạn cho 10 – 15 gram bột cà phê vào phin và dùng dụng cụ nén nhẹ cà phê để mặt bằng phẳng, chế khoảng 30ml nước nóng vào và đậy nắp lại để ủ trong vòng 1 – 2 phút. Sau đó, đổ thêm 50ml nước vào phin và chờ đến khi cà phê chiết xuất xong.
Bước 2: Làm hỗn hợp kem trứng
Đầu tiên, tách trứng và lọc lấy phần lòng đỏ, bỏ phần lòng trắng. Cho lòng đỏ trứng vào bát, cho một ít mật ong, thêm sữa đặc, rượu rum và dùng máy đánh trứng hoặc phới lồng đánh thật bông lòng đỏ trong khoảng 5 – 7 phút. Đánh tới khi trứng bông và sánh đặc lại, như vậy bạn đã có một hỗn hợp kem trứng thơm ngon, béo ngậy.
Tùy theo sở thích cá nhân, bạn có thể lựa chọn cách pha cafe trứng khác nhau như: cafe trứng dùng cả lòng trắng và lòng đỏ, cà phê trứng có thêm vanilla hoặc dùng rượu rum để pha chế cafe làm từ trứng không bị tanh.
Bước 3: Hoàn thiện ly cafe trứng đúng điệu
Cho trứng đã đánh bông vào cốc và từ từ đổ cà phê đã pha vào cùng. Cuối cùng chỉ cần cho thêm sữa đặc hoặc đường để hương vị cà phê ngọt hơn (tùy theo sở thích).
Vị trứng béo ngậy quyện cùng hương thơm nồng nàn của cafe tạo nên vị riêng của cốc cafe trứng. Ngoài ra, bạn có thể rắc lên trên cốc cafe trứng một ít bột cacao hoặc bột quế, vừa để decor vừa tăng thêm mùi vị vốn đã rất hấp dẫn.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách làm cà phê trứng huyền thoại. Nếu bạn có dự định mở quán cafe thì còn chần chờ gì mà không lựa chọn với công thức pha chế cafe trứng hot đến vậy.
Thế giới cà phê phong phú và đa dạng, mỗi loại cà phê mang một đặc trưng riêng. Nếu hiểu rõ về từng loại, người sành cà phê sẽ xử lý và kết hợp lại để tạo ra môt hương vị phù hợp nhất. Vậy những loại cà phê phổ biến có những đặc trưng gì? Hãy cùng Vic Coffee tìm hiểu rõ hơn về các loại cà phê nhé!
Một số loại cà phê hạt
1. Cà phê Arabica
Cà phê Arabica có tên khoa học là Coffea arabica (hay còn gọi là cà phê chè). Gồm hai loại là cà phê Moka và cà phê Catimor. Cà phê này được người nước ngoài rất ưa chuộng, đặc biệt là các nước Phương Tây.
Cây cà phê Arabica ưa sống ở vùng núi cao.Thường được trồng ở độ cao từ 1000 – 1500 mét so với mực nước biển. Thổ nhưỡng là những vùng đất đỏ bazan. Chiều cao cây cà phê trưởng thành từ 4 – 6m. Cây có tán nhỏ, màu xanh đậm, lá hình ovan. Quả hình bầu dục hơi méo, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
Ở Việt Nam diện tích trồng chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng diện tích trồng cà phê tại Việt Nam.
2. Cà phê Robusta
Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối, thuộc loài thực vật Coffea Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê thích nghi tốt với khí hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên trù phú với độ cao từ 800 – 1000m so với mặt nước biển.
Gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng là cà phê Robusta, đặc biệt là vùng Tây nguyên, Buôn Ma Thuột Đăk Lak, Lâm Đồng. Đây là loại cây trồng mang đến thu nhập kinh tế khá ổn cho người dân Việt Nam.
3. Cà phê Culi
Cà phê Culi được gọi là Peaberry (và tên gọi theo tiếng Tây Ban Nha là Caracol). Đồng thời còn có tên gọi khác là cà phê Bi. Cà phê Culi là một loại hạt cà phê khác đặc biệt vì hình dáng tròn trịa như hạt đậu.
Culi không phải là một giống cây cà phê riêng biệt nào cả, mà thật ra chúng được thu hoạch và sàng lọc từ các giống cà phê Robusta, cà phê Arabica, cà phê Liberia hoặc cà phê Moka. Thông thường, một trái cà phê đều có 2 nhân (2 hạt cà phê) có hình dạng dẹp, nhưng do đột biến mà cây cà phê cho quả cà phê chỉ có 1 nhân (1 hạt). Cà phê mang tên Culi chính là những hạt đột biến một nhân đấy.
Phân biệt các loại cà phê hạt
1. Phân biệt cà phê Arabica và Robusta
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, cà phê Arabica và Robusta là hai trong các loại hạt cà phê được trồng phổ biến nhất. So với Robusta, cà phê Arabica đòi hỏi được gieo trồng ở những vùng đất có độ cao cao hơn và có khí hậu mát mẻ hơn. Thời gian Arabica chín cũng lâu hơn nhưng lại cho ra sản lượng thấp hơn. Nên mùi vị của Arabica thơm ngon và giá thành đắt hơn.
Hàm lượng caffeine Arabica từ 1 – 2 % thấp hơn hàm lượng của Robusta nên Arabica có vị hơi chua, ít đắng. Còn cà phê Robusta thì lại đắng gắt, nhiều caffeine và nồng hơn, rất thích hợp cho phái nam sử dụng.
Khi rang cà phê Arabica và Robusta cùng nhiệt độ, màu của Arabica sẽ luôn nhạt hơn Robusta. Vì tính chất của hạt Arabica khá cứng, độ nở kém. Nên cà phê Robusta đậm màu hơn và hạt to hơn ban đầu. Robusta nở nhiều hơn, tính chất nguyên hạt của Robusta mềm hơn Arabica nhiều lần.
Nếu kết hợp giữa Arabica và Robusta sẽ tạo nên sự cân bằng và đặc sắc cho tách cà phê. Hương thơm của Arabica hòa quyện với sự đậm đà của Robusta sẽ tạo nên một loại cà phê hoàn hảo. Tao nên sự phong phú và phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.
2. Phân biệt các loại cà phê Culi
Hương vị của cà phê Culi độc đáo, tinh tế, có chiều sâu, có nét riêng và nổi bật hơn hẳn so với các hạt cà phê thông thường khác trong cùng vụ mùa. Cà phê Culi được phân biệt thành 2 loại: cà phê Culi Robusta và cà phê Culi Arabica.
Cà phê Culi Robusta: có hương vị đậm đà hơn (đắng hơn, béo hơn, caffeine nhiều hơn) so với cà phê Robusta thông thường.
Cà phê Culi Arabica: có hàm lượng caffeine cao hơn hẳn. Có vị chua thanh thoát, hương thơm quyến rũ hơn cà phê Arabica thông thường.
Có thể nói, cà phê Culi là những hạt cà phê đã tích tụ những gì tinh túy nhất mà thiên nhiên đã dành cho vùng đất đỏ bazan. Mang đến cho đồng bào Việt một loại thức uống ngon đúng điệu. Vừa là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Vic Coffee có cung cấp cà phê rang mộc cao cấp, các sản phẩm từ cà phê và cà phê giống.
Bạn là tín đồ cà phê? Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi pha cà phê bằng phin nhôm hay inox cho cà phê ngon hơn?
Cà phê phin được xem là một loại thức uống cực kỳ quen thuộc đối với người Việt, nhất là buổi sáng sớm. Một tách cà phê sẽ giúp bạn có thêm năng lượng cho ngày dài hoạt động. để có một ly cà phê ngon cần rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như hạt cà phê, nhiệt độ nước, và cà phin cà phê.
Phin cà phê nhôm, inox là một trong những sản phẩm xuất hiện phổ biến nhất hiện nay khi ai có nhu cầu pha cà phê tại nhà. Liệu rằng có bao giờ bạn thắc mắc loại nào sẽ giúp cà phê ngon hơn?
1. Phin cà phê nhôm
Phin nhôm Vic Coffee
Chịu sự ảnh hưởng thời Pháp thuộc, một số văn hóa của Pháp cũng dần xuất hiện ở nước ta. Trong đó không thể không kể đến cà phê.
Năm 1864, Pháp cho xây dựng 2 quán cà phê đầu tiên ở Sài Gòn, một là Lyonnais ở đường Lý Tự Trọng ngày nay, quán còn lại là Café de Pari ở đường Đồng Khởi ngày nay.
Kể từ đó, tách cà phê, phin cà phê bắt đầu xuất hiện rộng rãi ở Việt Nam. Một trong những điều quyết định đến chất lượng ly cà phê là phin. Phin cà phê nhôm xuất hiện từ rất sớm, chẳng rõ khi nào phin cà phê được sản xuất, hay vào Việt Nam. Chỉ biết từ rất lâu.
Phin cà phê nhiều ưu và nhược điểm :
Ưu điểm của phin cà phê nhôm
Các lỗ ở đáy phin phân bố đều, giúp nhiệt được truyền đi tốt hơn, ít bị hấp thụ.
Nhược điểm của phin cà phê nhôm
Kết cấu phin tương đối yếu vì được làm từ nhôm, dễ méo mó và trầy xước.
2. Phin cà phê inox
Phin cà phê inox thì xuất hiện trễ hơn nhiều so với phin nhôm
Ưu điểm của phin cà phê inox
Được làm từ inox nên bền và chắc chắn hơn, cũng như hạn chế các vạch xước.
So với phin nhôm, phin cà phê inox trong bóng bẩy, màu sắc bắt mắt hơn.
Nhược điểm của phin cà phê inox
Giá thánh cao hơn phin nhôm.
Các lỗ ở đáy phin khá lớn, không phủ kín đáy dẫn đến khả năng dẫn nhiệt kém, hấp thu nhiệt cao khiến cà phê chảy nhanh và không có thời gian ngấm nước.
3. Nên chọn phin nào để pha cà phê ngon hơn?
Tuỳ vào nhu cầu sử dụng thì phin cà phê nhôm hay inox sẽ phát huy những công dụng khác nhau.
Nếu bạn muốn mở một quá phê nhỏ thì bạn nên chọn phin inox vì giá thành tuy có cao, nhưng sẽ bền hơn, nhưng chất lượng cà phê không được xuất sắc cho lắm.
Phin inox đáp ứng nhu cầu thưởng thức không quá cầu kỳ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Phin nhôm tuy vẻ bề ngoài không quá bóng bẩy nhưng nhiệt được giữ tốt hơn, giúp cà phê “ngấm“ nước và nở đều hơn, nên sẽ cho ra ly cà phê thơm ngon hơn nhiều. Các lỗ dưới đáy ly cũng đều hơn, do đó cà phê chảy đều xuống ly. Phin cà phê nhôm phù hợp với những đối tượng “khắt khe” hơn về hương vị ly cà phê.
Bài viết hi vọng cung cấp thêm cho bạn thông tin để lựa chọn được phin phù hợp với nhu cầu Bạn chọn loại nào hãy chia sẻ với tụi mình nhé!
Vic Coffee có cung cấp phin nhôm cao cấp, bạn nếu có nhu cầu xin vui lòng liên hệ tại:
Đông sương cà phê là một món ăn từ cà phê không thể bỏ qua. Nhắc đến cái tên, chắc hẳn đã khiến cho các bạn cảm thấy vô cùng tò mò. Thực chất nó không phải thứ gì đó quá xa lạ. Bạn có thể hiểu đơn giản, đông sương cà phê là cách làm đông sương. Nhằm tạo ra một loại thạch rau câu ở dạng khối.
Đông sương cà phê
Chúng ta có thể kết hợp cách làm đông sương với nhiều loại nguyên liệu. Trong đó, hương vị cà phê là phổ biến nhất. Nếu bạn tự tin về khả năng sáng tạo, cũng như muốn tự tay mình làm ra những món đồ ăn mới lạ. Hãy tham khảo 2 cách đông sương cà phê dưới đây.
Đông sương cà phê đơn thuần sẽ tạo ra một loại thạch rau câu, vừa mang hương vị của cà phê. Kết hợp với nước cốt dừa ngọt ngào, thơm nức.
Đông sương cà phê hương vị phô mai. Với cách đông sương cà phê này, về cơ bản cách thực hiện tương tự như đông sương cà phê đơn thuần. Chỉ khác biệt ở sự bổ sung thêm nguyên liệu sử dụng phô mai thay cho nước cốt dừa. Các bạn còn suy nghĩ gì nữa mà không lăn ngay vào bếp và thực hành thôi.
2. Bánh da lợn cà phê
Bánh da lợn nghe khá lạ tai với người miền Bắc và Trung, song lại là một trong những món ăn ngon dân dã, quen thuộc của người miền Tây Nam Bộ. Cũng được gọi là bánh nhưng bản chất của bánh da lợn lại nhẹ nhàng hơn, dẻo dẻo mềm mại, ăn vào thanh ngọt. Vậy nên, món ăn này đã đi vào lòng của biết bao nhiêu người con nơi đây.
Trên thực tế, bánh da lợn ban đầu vốn dĩ chỉ có màu sắc đơn giản như màu trắng, màu xanh hay màu vàng. Sau này người ta lại càng nghĩ ra nhiều cách để “làm mới” cho bánh da lợn. Và bánh da lợn cà phê chính là một trong những hương vị được người ta ưng ý nhất.
Cà phê mang lại cảm giác đắng chát mà dễ chịu. Nước cốt dừa béo nhưng lại không ngấy. Sự kết hợp này như mang đến một chút bùng nổ về vị giác, khiến món ăn càng trở nên hấp dẫn hơn. Đặc biệt là hai màu nâu trắng xen kẽ nhau tạo nên một hình thái mới cho bánh.
3. Cà phê cốt dừa
Cafe cốt dừa là loại thức uống đang rất được giới trẻ đón nhận, bởi hương vị mới lạ và ngon miệng. Chính xác là vì vị cốt dừa béo béo ngậy ngậy, kết hợp với cà phê đắng thanh, nồng nàn. Đánh thức mọi giác quan của bạn, thay vì uống cafe sữa quá đậm vị.
Ở Hà Nội, Cộng Cafe là địa chỉ nổi tiếng với cafe cốt dừa thơm ngon. Tuy nhiên, sẽ rất tiện lợi khi bạn tự tay pha chế cho mình và người thân ngay tại nhà.
Hướng dẫn cách làm món cà phê cốt dừa ngon tuyệt.
Nguyên liệu đơn giản gồm cà phê pha phin, sữa đặc, nước cốt dừa, đá xay. Cách pha chế cafe cốt dừa chỉ qua 3 bước ngắn gọn.
Khi thưởng thức, bạn từ từ đổ hỗn hợp cốt dừa, sữa, đá đã xay lên trên. Tùy theo khẩu vị để điều chỉnh lượng cafe, sữa, cốt dừa vừa đủ.
4. Sinh tố đá bịch cafe
Những bạn thế hệ 8X hay 9X đời đầu có lẽ không thể quên được những túi sinh tố “thần thánh” vừa rẻ, vừa tiền lại vừa ngon. Rất phù hợp với mùa hè nóng bức, giải tỏa cơn khát tức thì.
Cách thực hiện cũng tương tự các loại sinh tố thông thường khác. Nguyên liệu cơ bản vẫn gồm sữa tươi, đường cát, đá xay bào. Điểm khác biệt là ở thành phần cafe đen. Sự hòa quyện của vị ngọt của sữa, cùng vị đăng đắng của cà phê đen rất vừa miệng sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo.
Sử dụng sinh tố đá bịch mỗi ngày rất tốt và phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng đối với những người đang mắc bệnh như viêm dạ dày thì không nên uống sinh tố cà phê.
Ngoài ra những người bị yếu thận cũng nên hạn chế. Không nên sử dụng vào buổi tối để tránh sưng vù tay chân khi thức dậy. Lý do là vì các chất dinh dưỡng tồn đọng nhiều mà chưa kịp giải phóng hết.
5. Sữa chua đánh đá cafe
Sữa chua đánh đá cà phê sẽ là cũng là một món từ cà phê. Nó vừa có tác dụng giúp tỉnh táo, mà còn có tác dụng tốt cho làn da.
Hướng dẫn cách làm món sữa chua đánh đá cà phê thơm ngon.
Đối với những người trong chế độ ăn kiêng, vẫn có thể thưởng thức sữa chua đánh đá cà phê. Bằng cách thay thế sữa chua, sữa đặc có đường sang loại không đường là được.
Trên đây là 5 món ăn từ cà phê mang lại cảm giác lạ miệng khi thưởng thức. Bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để thực hiện là đã có một món ăn, thức uống không kém ngoài tiệm. Lời khuyên cho tất cả những ai đang có ý định thử sức với những món ăn và đồ uống này là nên sử dụng cà phê hạt ngon, nguyên chất để rang xay để có được thành phẩm hoàn hảo nhất.
Không tốn thời gian pha như cà phê phin truyền thống, không nhạt nhòa hương vị như cà phê hòa tan, cà phê phin giấy đã và đang được những con người hiện đại ưa chuộng như một lẽ tự nhiên. Vậy dòng sản phẩm này có gì đặc biệt mà lại chiếm trọn tình cảm của nhiều người như thế? Cùng chúng tôi tìm hiểu về cà phê túi lọc cà phê phin giấy cho người bận rộn qua bài viết sau đây nhé!
Cà phê túi lọc, cà phê phin giấy là gì?
Cà phê túi lọc của Vic Coffee
Cà phê phin giấy, cà phê túi lọc là dòng sản phẩm được lấy ý tưởng từ thiết kế phin inox/nhôm truyền thống. Đây là một bước cải tiến mới giúp tăng tính tiện dụng khi người dùng muốn thưởng thức một ly cà phê thơm ngon trong thời gian ngắn.
Cà phê phin giấy, cà phê túi lọc được làm từ hạt cà phê nguyên chất. Sau đó đem rang, xay nghiền thành bột đựng trong các túi giấy nhỏ như trà túi lọc và sử dụng như một chiếc phin cà phê. Đây là một sản phẩm hữu ích giúp người dùng dễ dàng có được một ly cà phê phin ngon đúng điệu như khi thưởng thức cà phê pha bằng phin truyền thống. Đồng thời, giúp người dùng không phải thực hiện các bước pha chế cầu kỳ và mất nhiều thời gian vệ sinh, cọ rửa phin sau khi sử dụng.
Tại sao nên dùng cà phê túi lọc cà phê phin giấy cho người bận rộn? Sau đây là một số lý do nên dùng cà phê túi lọc cà phê phin giấy cho người bận rộn mà bạn nên tham khảo:
Tiết kiệm thời gian, tiện lợi, rất dễ sử dụng Trong lúc làm việc tại công ty, việc có thể thưởng thức một ly cà phê pha phin truyền thống luôn là một điều khá xa xỉ với dân công sở. Vì nó mất rất nhiều thời gian chuẩn bị nên điều này chỉ thích hợp khi bạn đang ở nhà. Bởi vậy, thay việc phải mang theo rất nhiều vật dụng thì cà phê túi lọc chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho bạn cả về không gian và thời gian.
Rút ngắn thời gian pha chế Một ưu điểm tuyệt vời đó chính là về thời gian. Bạn sẽ nhanh chóng được thưởng thức cafe hơn rất nhiều so với loại cà phê được pha bằng phin như trước đây. Vấn đề là bạn không cần phải kiểm tra khi nào khi cafe chảy hết hay bị hao phí.
Các loại cà phê đóng gói trong từng túi lọc được tuyển chọn, rang xay theo đúng chuẩn. Điều này sẽ khiến cho cà phê túi lọc luôn giữ được hương vị nguyên thủy, không pha tạp bất cứ loại nguyên liệu hay phụ gia hóa chất nào.
Món quà thiết thực và ý nghĩa
Với thiết kế bên ngoài sang trọng nên sản phẩm đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, 100% được làm từ cà phê sạch, nguyên chất không pha tạp. cà phê phin giấy chính là một món quà tuyệt vời nhất dành cho những người yêu thích cà phê truyền thống. Không những thế, sản phẩm còn mang ý nghĩa to lớn là tôn vinh cà phê truyền thống và thể hiện cách thưởng thức cà phê của người Việt.
Cà phê phin giấy, cà phê túi lọc được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng hiện nay. Bởi sản phẩm không chỉ có hương thơm nồng nàn và chất lượng của cà phê vẫn cực kỳ được đảm bảo. Hơn nữa cách pha lại vô cùng đơn giản, không mất nhiều thời gian và đồ đạc pha chế lỉnh kỉnh với các bước sau:
Bóc lấy cà phê phin giấy ra khỏi bao bì đựng bên ngoài sản phẩm. Cắt phin giấy theo đường kẻ “mở tại đây” của nhà sản xuất và cho cà phê túi lọc vào cốc đồng thời ngoắc tai phin vào hai bên thành cốc đựng. Ép nhẹ cà phê xuống rồi cho một chút nước sôi vào sao cho nước vừa đủ để ngấm đều túi cà phê và ủ trong vòng khoảng 1 phút. Bước này rất quan trọng, quyết định ly cà phê túi lọc của bạn có thơm ngon đậm đà hay không. Tiếp theo cho thêm nước sôi vào đầy cốc rồi ngồi đợi nước cà phê chảy xuống. Muốn cà phê chảy nhanh hơn thì bạn có thể dùng thìa để đè nén lên phía trên. Sau khi cà phê chảy hết bạn lấy túi bã ra khỏi cốc, có thể thêm đường, sữa hoặc đá lạnh tùy theo sở thích và thưởng thức. Chỉ với các bước đơn giản là bạn đã có được một ly cà phê ngon đúng điệu với hương vị truyền thống để thưởng thức. Từ đó, tạo một nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày làm việc mới. Ngoài ra, cà phê túi lọc chỉ sử dụng cho một lần pha và không thể tái sử dụng. Bên cạnh đó, để sản phẩm thơm ngon, đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng thì bạn cần phải bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, không đặt ở nơi ánh nắng có thể rọi thẳng vào gây mốc, hỏng. Cà phê phin giấy, cà phê túi lọc hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng.
Theo các nghiên cứu gần đây, trà hay cà phê không gây hại cho thai nhi nếu mẹ sử dụng chúng đúng cách.
Vì sao các bà bầu nên “né” cà phê?
Sau hàng thập kỷ tranh cãi, người ta vẫn chưa thống nhất được giới hạn chính xác lượng caffeine mà một mẹ bầu có thể sử dụng trong ngày. Tuy nhiên, những nghiên cứu từ trước đến nay đều không tán đồng việc uống cà phê trong thời kỳ mang thai.
Vì rất nhiều tác động tiêu cực đã được ghi nhận, mẹ bầu nên cẩn thận hơn khi uống cà phê
Các nghiên cứu mới đây về tác động của caffeine đến sự phát triển của của bào thai cho thấy, chất này có thể làm tăng nhịp tim của thai nhi. Và vì gan của thai nhi chưa hoàn thiện, caffeine sẽ tồn tại trong thai lâu hơn ở người lớn. Một điều nữa là caffeine có thể gây ra tác động chuyển hóa giống với adrenaline, hormone xuất hiện khi cơ thể bị stress, khiến cho lượng máu đến với thai nhi giảm đi. Một số bằng chứng cho thấy sự gia tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi khi người mẹ sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa caffeine. Kết quả của một nghiên cứu đăng trên American Journal of Obstetrics and Gynaecology phát hiện các em bé có mẹ uống cà phê khi mang thai thì nguy cơ bị bệnh bạch cầu tăng 20%. Nếu bà bầu uống nhiều hơn 2 cốc mỗi ngày thì nguy cơ này tăng lên tới 60%. Những phụ nữ uống 4 cốc cà phê mỗi ngày hoặc hơn thì nguy cơ mắc bệnh của con tăng 72%.
Liều lượng là điều cần được chú trọng nhất
Vấn đề không nằm ở việc uống hay không uống cà phê, mà ở số lượng người mẹ tiêu thụ. Chẳng hạn, nếu uống trà ở mức độ vừa phải thì không ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ và sức khoẻ của thai nhi. Theo phân tích, lượng caffein của 3 – 4 tách trà mỗi ngày không ảnh hưởng gì đến trọng lượng, chiều cao, vòng đầu, não bộ, thần kinh của trẻ sơ sinh được sinh ra sau đó.
Denis Henshaw, giáo sư danh dự về ảnh hưởng của bức xạ tới con người tại Đại học Bristol chia sẻ quan điểm: “Tôi không nghĩ các thai phụ nên từ bỏ cà phê, nhất là với những người nghiện cà phê, việc này có thể khiến họ khó chịu hoặc trầm cảm. Nhưng vì đã có cảnh báo, nên họ nên hạn chế lượng uống vào”.
Phân tích về tình trạng hấp thu và phân hủy cà phê của người mang thai cho thấy: Vào giữa thai kỳ, thời gian bán phân hủy của cà phê sẽ là 7 giờ. Cuối thai kỳ, lượng caffein bị lưu giữ lâu hơn trong cơ thể thai phụ là 10 giờ. Trong đó, phụ nữ không mang thai 1/2 số lượng cafein sẽ được phân huỷ hết sau từ 2 giờ rưỡi đến 4 giờ 30 phút. Dựa trên phân tích đó có thể thấy, nếu uống 1 – 2 cốc trà hay một cốc cà phê mỗi ngày hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi vì cơ thể người mẹ sẽ phân hủy và đào thải ra ngoài hết.
Ngược lại, nếu uống nhiều (quá 4 – 5 cốc) và uống trà hay cà phê đặc có thể gây say, mất ngủ, kích thích hưng phấn quá mức về cảm xúc, tim đập nhanh. Nhất là các chất có thể ngăn cản sự hấp thu các chất như canxi, sắt…
Bởi vậy, đến nay cơ quan sức khỏe quốc gia Anh (NSH) vẫn khuyên thai phụ chỉ nên uống tới 200 mg caffein mỗi ngày, tương đương 1,5 cốc cà phê pha phin hoặc 2 cốc cà phê hòa tan.
Cà phê không chỉ đơn thuần là loại thức uống giải khát nữa mà cà phê còn giúp người uống tỉnh táo, thư giãn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc các căn bệnh về huyết áp, tiểu đường, hen suyễn,… . Đối với người Phương Tây, họ uống cà phê vào những khi mệt mỏi, cần tỉnh táo để giải quyết công việc. Còn đối với người Việt có thể uống vào bất kỳ thời gian nào, cà phê là món uống tinh thần, kết nối mọi người gần với nhau hơn.
Cà phê là thứ thức uống làm cho người ta say đắm, chắc có lẽ, bởi những khoảnh khắc mỗi khi chờ cà phê rời khỏi phin từng giọt và rơi xuống ly làm cho người ta cảm nhận được giá trị của sự chờ đợi. Đợi chờ thưởng thức ly cà phê thơm ngon như đợi chờ người con gái mà ta yêu, vừa đắng nhưng lại vừa ngọt ngào. Suốt từng ấy năm, người Việt vẫn thường hay gọi nhau những lời mời tâm tình “đi cà phê”, “đi cà phê” để chúng ta cùng chuyện trò đôi ba câu tình bằng hữu. Dù văn hóa thưởng thức cà phê có nhiều thay đổi nhưng vẫn luôn là thức uống trong lòng các tín đồ cà phê Việt.
Nét đẹp cà phê thời xưa: Vào những năm 1990, cà phê cóc trở thành biểu tượng đặc trưng tại Việt Nam. Cà phê cóc không mang tên bảng hiệu hay đèn đuốc màu mè, cũng không có phòng ốc đẹp đẽ sang trọng. Cà phê cóc chỉ đơn giản với vài chiếc ghế được xếp ngẫu nhiên trên vỉa hè, dưới những gốc cây mát. Ra ngoài phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô bác, anh chị ngồi xúm lại đọc báo hay say sưa tán dóc với nhau, trên tay hay trên bàn của mỗi người là những ly cà phê.
Người Hà thành có gu cà phê pha phin đậm đặc, cà phê ngon phải là những ly cà phê pha trong phin được vặn chặt, đổ nước sôi vào từ từ để cà phê được ngấm đều. Người Hà Nội thường dành cho những ly cà phê với tên thân thương như “đen”, “nâu”. Cà phê sữa đá thì gọi là “nâu đá”, còn cà phê đá gọi là “đen đá”. Đối với người Sài thành, cách pha cà phê khác hơn, thay vì pha phin như ở Hà Nội, người Sài Gòn dùng một chiếc vợt nhỏ để pha, nôm na mình thường hay gọi đó là pha cà phê vợt. Để pha cà phê, người ta cho cà phê vào trong vợt rồi sau đó cho vào ấm bằng đất nung, chế nước sôi vào khoảng chừng mươi phút sau lại chuyển cà phê từ ấm đất nung sang ấm bằng nhôm rồi bắt lên bếp trước khi rót cho khách. Ngày nay, cà phê vợt không còn có nhiều nữa, nhưng bạn vẫn có thể tìm được số ít ỏi những quán cà phê “hoài cổ” tại Sài Gòn còn pha cà phê theo cách này.
2. Nét đẹp cà phê thời nay: Tới đầu những năm 2000, các mô hình kinh doanh cà phê dần thay đổi. Những cà phê cóc không còn nằm ở vị trí số 1, thay vào đó nhường cho những mô hình cà phê khác. Trong đó, cà phê xe đẩy (take away) được xem là hình thức cải tiến của cà phê cóc. Ngày nay, người ta dần ưa chuộng hơn với những quán cà phê có wifi, âm nhạc và đầu tư nhiều hơn về không gian quán. Mô hình quán cà phê ngày càng đa dạng được ra đời như: cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê văn phòng,… . Người Việt dần thay đổi nét văn hóa cà phê mới, mọi người có thể ngồi hàng giờ không chỉ để thưởng thức ly cà phê mà còn tận hưởng không gian quán. Và thậm chí, khẩu vị cà phê cũng thay đổi khi mọi người bắt đầu có nhu cầu cao hơn về kỹ thuật pha cà phê. Một ly cà phê không chỉ ngon về vị mà còn phải đẹp về hình thức. Văn hóa cà phê người Việt ngày nay thay đổi là văn hóa thưởng thức cả vị giác lẫn thị giác.
Quan trọng hơn, khi cà phê trở thành thức uống phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới thì cũng là lúc thời cơ kinh doanh cà phê vẫn chưa “hạ nhiệt”.
Hiểu rộng hơn thì cà phê sạch là loại cà phê được canh tác theo kiểu hữu cơ (cà phê hữu cơ hay cà phê sinh thái). Nghĩa là cà phê được canh tác trên vùng đất sạch, không nhiễm hóa chất, việc canh tác cũng không liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học…thay vào đó là phân vi sinh và các biện pháp thủ công trong chăm sóc, chế biến..
vỏ cà trộn phân vi sinh để chăm bón lại cho cây tại vùng nguyên liệu của Công Ty Viccoffee
Cà phê sạch là gì? Định nghĩa cà phê sạch?
Cà phê sạch được hiểu đơn giản là loại cà phê được tạo ra từ 100% cà phê, không trộn lẫn bất kỳ loại hương liệu, hóa chất hay tạp chất nào khác. Nói như vậy không có nghĩa là cà phê sạch là loại cà phê ngon nhất, tuyệt vời nhất có thể làm bạn hài lòng mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng cà phê sạch thật sự “tốt” cho sức khỏe……
thợ rang giỏi của chúng tôi sẽ giữ lại tất cả hương nguyên bản có trong cà phê
Hương thơm cà phê sạch?
Hương thơm tự nhiên của cà phê sạch không ngào ngạt mà phảng phất, mùi thơm của ly cà phê giảm đi khá nhiều sau khoảng 10 phút kể từ lúc pha. Cà phê sạch mùi thơm rất dễ chịu, hấp dẫn và rất đặc trưng của bột cà phê nguyên chất. Bắp và đậu nàng cũng có mùi hơi tanh, theo cảm quan, nếu tinh tế một chút, bạn có thể nhận thấy khi ngửi và thẩm vị.
Vị đặc trưng cho đến màu sắc tinh tế
Cà phê sạch khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho chúng ta ly cà phê có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, rất tinh tế do yếu tố của các thành phần acid ẩn chứa đằng sau của vị đắng trong hạt cà phê. Ly cà phê Sạch có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu trong trẻo rất quyến rũ. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng lung linh.
hạt cà phê robusta honey rang mộc của viccoffee
CÔNG TY TNHH MTV VIC COFFEE Chúng tôi chuyên phân phối sĩ / lẽ cà phê cho các đại lý, chuỗi các quán cà phê, nhà hàng…v…v…. Cà phê VIC coffee: Làm từ 100% hạt cà phê sạch, chất lượng cao, không pha trộn các loại tạp chất, phụ gia, hóa chất hay hương liệu. Chứa đầy đủ hàm lượng các chất có lợi cho sức khỏe.
Phương pháp chế biến ướt ( hay còn gọi là Washed Process) Đây là phương pháp phức tạp và khắt khe. Nó đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm.
phương pháp chế biến ướt ngày càng được sử dụng nhiều trong chế biến cà phê. Đây là công đoạn đầu tiên và quan trọng để tạo nên hạt cà phê chất lượng.
Về phương pháp, tuy có nhiều biến thể ở các quốc gia khác nhau nhưng quá trình chế biến ướt luôn trải qua 4 công đoạn chính là: Phân loại > Xát bỏ vỏ quả > Lên men loại bỏ chất nhầy > Phơi hoặc sấy khô thành phẩm.
1: phân loại cà phê: bước này được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh quả cà phê bị mất nước. trái nào nặng sẽ chìm xuống bể (đem đi chế biến ướt), trái nào đã chín khô, hư hỏng sẽ nhẹ, nổi lên trên. Ngoài ra, cành, lá, tạp chất,… cũng được loại ra khỏi cà phê.
2. loại bỏ vỏ cà phê (xát vỏ): Đây là giai đoạn được xem là quan trọng nhất trong phương pháp chế biến cà phê ướt. Điều cần thiết là việc xát vỏ nhanh chóng, nhằm tránh tiến trình lên men ngoài ý muốn và phát sinh các vị lạ trong hạt cà phê.
3.lên men: Sau khi loại bỏ vỏ quả, cà phê được cho vào bể bể nước để thực hiện quá trình lên men. Lượng nước được sử dụng trong chế biến có thể khác nhau, nhưng thường nằm trong tỷ lệ 1:1. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình chế biến ướt vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất vị của cà phê sau này.
4. phơi làm khô cà phê: Sau khi lên men, cà phê hạt được mang đi phơi. Việc này thường được làm dưới trời nắng bằng cách rải hạt ra sân phơi bê tông hoặc sử dụng giàn phơi. Hạt cà phê phải được đảo thường xuyên bằng cào để đảm bảo quá trình phơi chậm và đồng đều.
sử dụng phương pháp chế biến ướt để tạo ra dòng sản phẩm cà phê có chất lượng, hương vị vượt trội.