CHẾ BIẾN ƯỚT VÀ QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ƯỚT CỦA CÀ PHÊ

Phương pháp chế biến ướt ( hay còn gọi là Washed Process) Đây là phương pháp phức tạp và khắt khe. Nó đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm.

phương pháp chế biến ướt ngày càng được sử dụng nhiều trong chế biến cà phê. Đây là công đoạn đầu tiên và quan trọng để tạo nên hạt cà phê chất lượng.

Về phương pháp, tuy có nhiều biến thể ở các quốc gia khác nhau nhưng quá trình chế biến ướt luôn trải qua 4 công đoạn chính là: Phân loại > Xát bỏ vỏ quả > Lên men loại bỏ chất nhầy > Phơi hoặc sấy khô thành phẩm.

1: phân loại cà phê:  bước này được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh quả cà phê bị mất nước. trái nào nặng sẽ chìm xuống bể (đem đi chế biến ướt), trái nào đã chín khô, hư hỏng sẽ nhẹ, nổi lên trên. Ngoài ra, cành, lá, tạp chất,… cũng được loại ra khỏi cà phê.

2. loại bỏ vỏ cà phê (xát vỏ): Đây là giai đoạn được xem là quan trọng nhất trong phương pháp chế biến cà phê ướt. Điều cần thiết là việc xát vỏ nhanh chóng, nhằm tránh tiến trình lên men ngoài ý muốn và phát sinh các vị lạ trong hạt cà phê.

3.lên men: Sau khi loại bỏ vỏ quả, cà phê được cho vào bể bể nước để thực hiện quá trình lên men. Lượng nước được sử dụng trong chế biến có thể khác nhau, nhưng thường nằm trong tỷ lệ 1:1. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình chế biến ướt vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất vị của cà phê sau này.

4. phơi làm khô cà phê: Sau khi lên men, cà phê hạt được mang đi phơi. Việc này thường được làm dưới trời nắng bằng cách rải hạt ra sân phơi bê tông hoặc sử dụng giàn  phơi. Hạt cà phê phải được đảo thường xuyên bằng cào để đảm bảo quá trình phơi chậm và đồng đều.

sử dụng phương pháp chế biến ướt để tạo ra dòng sản phẩm cà phê có chất lượng, hương vị vượt trội.